Bộ máy vận hành TỔNG KHO 365

Hệ thống phân phối được hiểu nôm na như “nước được bơm đầy vào các hệ thống ống và lắp đặt khắp mọi nơi, người dùng khi phát sinh nhu cầu chỉ việc mở vòi nước”.

Nhà phân phối (hay đại lý) được hiểu nôm na là “các cá nhân hay tổ chức được ủy quyền cung cấp nước cho nhu cầu của khách hàng tại một khu vực nhất định, thông qua hệ thống hạ tầng của nhà cung cấp”.

Trước đây, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chỉ ưu tiên tập trung các nguồn lực vào hoạt động sản xuất sao cho sản phẩm có chất lượng cao, song còn xem nhẹ việc tổ chức mạng lưới phân phối.

Điều này dẫn đến nhiều sản phẩm khó tiêu thụ, vì không tiếp cận được khách hàng, thị trường mục tiêu.

 

Hàng tiêu dùng nhanh là các loại hàng, như mì ăn liền, sữa, bột giặt... phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Do giá trị mỗi đơn vị sản phẩm không cao, nên người tiêu dùng ít khi trung thành tuyệt đối với một nhãn hàng, hay một sản phẩm duy nhất. Việc quyết định mua sản phẩm nhiều khi xuất phát từ nhu cầu bất chợt, địa điểm bất chợt, cùng các yếu tố khác.

Có nhiều chiến lược thiết lập và tổ chức mạng lưới phân phối khác nhau, nhưng có 2 mô hình chính được nhiều nhà sản xuất áp dụng.

Thứ nhất, nhà sản xuất bán lại sản phẩm của mình cho các Chợ đầu mối, Nhà Buôn/Sỉ lớn và các nhà Buôn/Sỉ này sẽ bán lại cho các Nhà Buôn/Sỉ nhỏ hơn và/hoặc Nhà Đại lý/Cửa hàng bán lẻ, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Mô hình tổ chức này còn được gọi là “Bán qua Chợ đầu mối”. Mô hình này được áp dụng tại hầu hết tại các NSX nhỏ Việt Nam. Ưu điểm của mô hình này là nhà sản xuất có thể tinh gọn bộ máy quản lý, hạn chế rủi ro. Nhược điểm là nhà sản xuất bị hạn chế tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng, do phải thông qua nhiều trung gian phân phối độc lập.

Thứ hai, Nhà sản xuất bán sản phẩm của mình trực tiếp đến nhiều Nhà phân phối khác nhau trên khắp lãnh thổ Việt Nam để bán đến người tiêu dùng. Mô hình được gọi là “Bán qua Nhà phân phối”. Ưu điểm của mô hình này là, Nhà sản xuất hạn chế sự lệ thuộc vào một vài Chợ đầu mối nhất định, tạo sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối để phát triển thị trường, có thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm làm cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh và tăng rủi ro kinh doanh. Vì vậy, NSX sẽ cần tới các dịch vụ hỗ trợ hậu cần của TỔNG KHO 365. 

Thực tế này cho thấy, việc thiết lập, tổ chức và quản trị hệ thống phân phối hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, tương thích với đặc thù của từng thị trường góp phần quan trọng vào sự thành công hay thất bại của DN nói chung và DN sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh nói riêng.

Đặc thù ngành hàng tiêu dùng nhanh là nhà sản xuất nào tiếp cận gần và nhanh nhất với người tiêu dùng thì khả năng thành công của họ là khá cao. Vấn đề đặt ra là, làm sao nhà sản xuất có thể tiếp cận cùng lúc và mang đến dịch vụ bán hàng tốt nhất theo tiêu chuẩn của họ? Câu trả lời là thông qua hệ thống phân phối.

 

Do đã có kinh nghiệm nhiều năm và có nguồn lực tài chính bền vững, nên TỔNG KHO 365 nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam thông qua chiến lược và chiến thuật tổ chức hệ thống phân phối cho các sản phẩm của Nhà cung cấp. Trong thời gian ngắn, sản phẩm của Nhà sản xuất đã hiện diện tại hầu hết các tỉnh, thành phố và cũng ngay lập tức gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh có cùng cơ cấu sản phẩm.

Tiêu chí tối quan trọng của TỔNG KHO 365 để xây dựng mạng lưới Phòng Sales là “Chính sách toàn quốc, kết hợp các yếu tố địa phương” 

 

Xem thêm: 
Phí thiết lập Hệ thống phân phối
Quy trình vận hành Hệ thống phân phối
Tiêu chuẩn thiết lập Nhà phân phối 

Hồ sơ năng lực:
Về chúng tôi 
Hệ thống phân phối 
Mạng lưới Phòng Sales

Thư viện Tổng kho:
07 Nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp TỔNG KHO 365 phát triển bền vững